Chuyển đến nội dung chính

Bộ GD-ĐT chỉ đạo đổi mới kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực

 Bộ GD-ĐT lưu ý các sở giáo dục và đào tạo tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản số 5259/BGDĐT-QLCL hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2023-2024.

Theo đó, Bộ lưu ý các sở giáo dục và đào tạo tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 và Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh công tác chuẩn bị và tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2023 và đề nghị các sở chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024, xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có) đồng thời xúc tiến chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai Phương án thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025 ngay trong năm học 2023-2024.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tăng cường bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ làm công tác khảo thí đồng thời với lựa chọn, tổ chức tập huấn lực lượng giáo viên xây dựng câu hỏi thi, ra đề thi phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, làm tốt công tác lựa chọn chuẩn bị nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024; tăng cường quán triệt quy chế thi; nâng cao chất lượng công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra.

Đối với các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng, thi chọn học sinh giỏi; tổ chức hiệu quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế; xây dựng để triển khai phương án dự phòng thích ứng với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có).

Đối với công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, các đơn vị tiếp tục triển khai hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc quản lý văn bằng chứng chỉ đảm bảo thống nhất và hướng đến hội nhập quốc tế. Trong đó, các đơn vị câfn chú trọng việc quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với việc sát hạch và cấp các loại chứng chỉ của các cơ sở giáo dục; có biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng làm giả văn bằng chứng chỉ và mua bán văn bằng chứng chỉ; tăng cường quản lý việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ trên địa bàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót và ngăn chặn kịp thời các sai phạm./.

Theo Hà An/Vietnam+

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo

  Phương pháp STEM (Science, Technology, Engineering, and Math) tập trung vào trang bị kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học. STEM giúp trẻ kết hợp, ứng dụng và thực hành kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế. STEM không nhằm tạo ra chuyên gia toán học, khoa học, kỹ sư, mà hướng tới việc trang bị trẻ kiến thức và kỹ năng phù hợp với sự phát triển công nghệ hiện đại. Đối với trẻ mầm non, STEM đòi hỏi sự cân nhắc về phương pháp giáo dục phù hợp. Việc chọn trường và phương pháp giáo dục cho con là một trong những vấn đề quan trọng đối với cha mẹ và giáo viên. Phương pháp STEM kết hợp các môn học thành một mô hình gắn kết dựa trên ứng dụng thực tế, giúp trẻ học và áp dụng kiến thức vào thực tế. STEM tập trung vào phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ thông qua việc áp dụng kiến thức liên quan đến vấn đề thực tế. Hướng tới việc học tập sáng tạo, STEM khuyến khích trẻ tư duy mở rộ, sửa chữa và vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể....

Sở GD-ĐT TP.HCM chấn chỉnh lạm thu đầu năm

  Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có công văn chấn chỉnh công tác thu, chi đầu năm học, vận động tài trợ cho giáo dục và kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2023-2024 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Trong đó, ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nêu rõ, việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng tại các cơ sở giáo dục thực hiện theo quy định tại Thông tư 16 năm 2018 của Bộ GD-ĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Công văn 1427 năm 2019 của UBND TP.HCM về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 16. Nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện CMHS để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư số 55/2011 của Bộ GD-ĐT. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS do Ban đại diện CMHS quản lý, sử dụng và chỉ phục vụ các hoạt động trực tiếp của Ban đại diện CMHS và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể Ban đại diện CMHS trường thống nhất ý kiến. Không sử dụng các kho...