Chuyển đến nội dung chính

Lương khởi điểm 10-30 triệu, ngành Kỹ thuật điều khiển-Tự động hóa “hút” SV

 Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, ngành Kỹ thuật điều khiển – Tự động hóa ngày càng thu hút nhiều người học.

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Kỹ thuật điều khiển – Tự động hóa đang đóng vai trò rất quan trọng. Không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và tài nguyên, Kỹ thuật điều khiển – Tự động hóa còn đóng góp tích cực vào việc tạo ra các hệ thống thông minh, thúc đẩy sự phát triển và hiện đại hóa các ngành công nghiệp.

Thực tế hiện nay, hệ thống điều khiển và tự động hóa đang có mặt trong hầu hết các dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế.

Đặc biệt, các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), và Big Data được tích hợp vào hệ thống tự động hóa đã tạo ra các hệ thống thông minh có khả năng tự học và tương tác, giúp công nghiệp trở nên linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với biến đổi thị trường.

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Trương Nam Hưng – Phó Hiệu trưởng, Phụ trách khoa Điều khiển và Tự động hóa (Trường Đại học Điện lực) cho hay, ngành học Kỹ thuật điều khiển – Tự động hóa có nhiều lợi thế hấp dẫn để thu hút sinh viên như: lợi thế về công nghệ cao; tính linh hoạt và đa dạng có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau; cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn…

Vì vậy, trong những năm gần đây ngành học này đã có những phát triển tích cực, thu hút được nhiều sinh viên theo học.

Còn theo Tiến sĩ Mai Thế Anh – Trưởng bộ môn Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa (Trường Đại học Vinh), sự phát triển của ngành Kỹ thuật điều khiển – Tự động hóa đã được thể hiện rõ qua công tác tuyển sinh ngành học này những năm gần đây của nhà trường.

Theo đó, những năm gần đây, ngành Điều khiển – Tự động hóa của Trường Đại học Vinh tuyển sinh đều đạt chỉ tiêu được phê duyệt với trên 100 sinh viên/năm.

Với sức hút trong thị trường lao động hiện nay, Tiến sĩ Trương Nam Hưng chia sẻ, tỉ lệ sinh viên ngành Điều khiển – Tự động hóa của Trường sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng với ngành đào tạo thường đạt khoảng 80%.

Chia sẻ về lý do tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng với ngành học này cao như vậy, thầy Hưng cho biết, bên cạnh những thế mạnh từ đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo của trường liên tục được cập nhật để phù hợp với thực tế, cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Điều khiển – Tự động hóa cũng rất rộng mở.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm ở các vị trí như kỹ sư vận hành hệ thống tự động hóa, chuyên viên nghiên cứu, kỹ sư sửa chữa thiết bị tự động hóa, tư vấn bán hàng cho các hãng thiết bị công nghiệp… với mức lương khởi điểm tương đối cao, dao động từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng.

Không những vậy, để tạo cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển – Tự động hóa, thầy Hưng cho biết thêm, hiện Khoa đã thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn như Samsung, Siemen, ABB, Schneider,… cùng nhiều tập đoàn trong ngành công nghiệp điều khiển tự động hóa.

Nhờ đó, sinh viên sẽ được thực hành tại doanh nghiệp, tập đoàn đối với một số môn học, làm đồ án trong chương trình đào tạo và thực tập cuối khóa; được cung cấp những kinh nghiệm thực tế và kết nối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực.

Còn đối với Trường Đại học Vinh, Tiến sĩ Mai Thế Anh thông tin, tại khu vực Bắc Trung Bộ hiện có nhiều khu công nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân lực ở lĩnh vực Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đã phát triển nhiều khu công nghiệp thu hút những tập đoàn lớn cả trong và ngoài nước với nhiều cơ hội việc làm cho những người học ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa.

Thêm vào đó, nhà trường cùng với Viện Kỹ thuật và Công nghệ cũng luôn quan tâm trong hoạt động hợp tác doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên thực tập và có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Nhờ vậy, sinh viên ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa sau khi tốt nghiệp đều có cơ hội việc làm rộng mở.

Mặt khác, thầy Trương Nam Hưng về cơ sở vật chất để đào tạo ngành học này với hiện trạng trang thiết bị hiện nay của Trường Đại học Điện lực đủ để đảm bảo các điều kiện thực hành cơ bản cho các môn học trong chương trình đào tạo.

Tuy nhiên, để đáp ứng được sự phát triển của ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa và những đổi mới về chương trình đào tạo, Khoa vẫn cần được bổ sung thêm trang thiết bị, các hệ thống phòng thực hành hiện đại hơn.

Bởi, để đào tạo được kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa trong bối cảnh hiện nay, các phòng lab hỗ trợ cần được trang bị thiết bị và công cụ hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.

Cùng chia sẻ về những khó khăn đang còn tồn tại trong việc đào tạo ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa, thầy Mai Thế Anh bày tỏ, do Trường Đại học Vinh ở khu vực Bắc Trung Bộ, vốn chưa có lịch sử phát triển mạnh về khoa học công nghệ so với các khu vực khác nên việc thu hút các chuyên gia, giảng viên hàng đầu đào tạo ngành học này vẫn còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, yêu cầu thực tiễn của ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa cũng đòi hỏi trang thiết bị máy móc hiện đại và công nghệ đổi mới tiên tiến. Chính vì vậy, cần có nguồn đầu tư lớn về cơ sở vật chất mới có thể đáp ứng phù hợp với sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp, tự động hóa hiện nay.

Để khắc phục những khó khăn trên, hiện nhà trường cùng Viện Kỹ thuật và Công nghệ đã chú trọng hợp tác với các doanh nghiệp để làm sao cho người học vẫn có cơ hội được tiếp cận với các trang thiết bị, máy móc công nghệ mới lại vừa được ứng dụng trực tiếp luôn tại doanh nghiệp.

Hồng Giang

https://giaoduc.net.vn/luong-khoi-diem-10-30-trieu-nganh-ky-thuat-dieu-khien-tu-dong-hoa-hut-sv-post238286.gd

https://hocvienkhqs.edu.vn/luong-khoi-diem-10-30-trieu-nganh-ky-thuat-dieu-khien-tu-dong-hoa-hut-sv/

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo

  Phương pháp STEM (Science, Technology, Engineering, and Math) tập trung vào trang bị kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học. STEM giúp trẻ kết hợp, ứng dụng và thực hành kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế. STEM không nhằm tạo ra chuyên gia toán học, khoa học, kỹ sư, mà hướng tới việc trang bị trẻ kiến thức và kỹ năng phù hợp với sự phát triển công nghệ hiện đại. Đối với trẻ mầm non, STEM đòi hỏi sự cân nhắc về phương pháp giáo dục phù hợp. Việc chọn trường và phương pháp giáo dục cho con là một trong những vấn đề quan trọng đối với cha mẹ và giáo viên. Phương pháp STEM kết hợp các môn học thành một mô hình gắn kết dựa trên ứng dụng thực tế, giúp trẻ học và áp dụng kiến thức vào thực tế. STEM tập trung vào phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ thông qua việc áp dụng kiến thức liên quan đến vấn đề thực tế. Hướng tới việc học tập sáng tạo, STEM khuyến khích trẻ tư duy mở rộ, sửa chữa và vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể....

Bộ GD-ĐT chỉ đạo đổi mới kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực

  Bộ GD-ĐT lưu ý các sở giáo dục và đào tạo tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản số 5259/BGDĐT-QLCL hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2023-2024. Theo đó, Bộ lưu ý các sở giáo dục và đào tạo tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông. Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 và Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh công tác chuẩn bị và tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hướ...

Sở GD-ĐT TP.HCM chấn chỉnh lạm thu đầu năm

  Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có công văn chấn chỉnh công tác thu, chi đầu năm học, vận động tài trợ cho giáo dục và kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2023-2024 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Trong đó, ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nêu rõ, việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng tại các cơ sở giáo dục thực hiện theo quy định tại Thông tư 16 năm 2018 của Bộ GD-ĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Công văn 1427 năm 2019 của UBND TP.HCM về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 16. Nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện CMHS để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư số 55/2011 của Bộ GD-ĐT. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS do Ban đại diện CMHS quản lý, sử dụng và chỉ phục vụ các hoạt động trực tiếp của Ban đại diện CMHS và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể Ban đại diện CMHS trường thống nhất ý kiến. Không sử dụng các kho...